Skip to:
Chảy máu chân răng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp nhất ở cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân thường thấy nhất của hiện tượng này là do dùng lực quá mạnh khi chải răng, hoặc do sử dụng bàn chải đánh răng có lông chải cứng và thô. Tuy nhiên, chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Vì vậy, bạn không nên bỏ lơ khi chân răng bị chảy máu mà nên tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu chân răng của mình là gì.
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra tình trạng chân răng bị chảy máu có thể là các vấn đề răng miệng nghiêm trọng, sinh ra do vệ sinh hoặc điều trị răng miệng chưa phù hợp. Các vấn đề khiến chân răng bị chảy máu bao gồm:
- Bị viêm nướu, một triệu chứng khiến nướu bị sưng và chảy máu
- Đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải đánh răng quá cứng
- Bắt đầu sử dụng chỉ nha khoa và nướu răng của bạn vẫn chưa quen với cách chăm sóc răng này
- Sử dụng thuốc làm loãng máu
- Nướu răng bị chảy máu khi mang bầu
- Răng giả không vừa khít hay không tương thích
- Lỗi trong quá trình điều trị nha khoa
Việc chảy máu chân răng thường xuyên tưởng như không nguy hiểm - đặc biệt khi bạn không cảm giác đau đớn - nhưng đây có thể là dấu hiệu của một bệnh về nướu.Vì vậy, nếu bạn hay một thành viên trong gia đình có chân răng bị chảy máu khi đánh răng, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ để xác định nguyên nhân chính xác.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì trong các nguyên nhân kể trên, đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải đánh răng quá cứng là nguyên nhân thường thấy nhất. Để ngăn ngừa, bạn cần cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của bản thân và gia đình.
Cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách rất dễ gây chảy máu chân răng. Nếu bạn thường vệ sinh răng miệng một cách nhanh chóng và qua loa, bạn nên điều chỉnh lại. Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, sáng và tối, sử dụng bàn chải với lông mềm hoặc bàn chải do nha sĩ chỉ định.
Khi chải răng, hãy dùng lực vừa phải để tránh tổn thương nướu và mài mòn men răng. Cách cầm bàn chải cũng vô cùng quan trọng. Đặt bàn chải theo góc nghiêng 45 độ so với nướu, nhẹ nhàng chải lên xuống theo bề mặt của răng ở các vùng răng khác nhau trong tối thiểu 2 phút.


Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng bổ sung nước súc miệng trong thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày.
Các biện pháp ngăn ngừa chảy máu chân răng khác
Để tăng hiệu quả ngăn ngừa chảy máu chân răng, bạn nên tham khảo thêm một số biện pháp khác như:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe nướu răng nhiều hơn bạn nghĩ.
- Một chế độ ăn cân bằng với rau, củ quả, thức ăn từ đạm, hạt và sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp những dưỡng chất cơ bản cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe nói chung.
- Việc thiếu Vitamin C và Kẽm cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Trong khi Vitamin C giúp vết thương nhanh lành, Kẽm rất quan trọng cho hệ miễn dịch và sự hình thành xương và mô. Vì vậy, hãy đảm bảo thực đơn mỗi ngày cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Đặc biệt, bạn nên hạn chế thức ăn đồ uống chứa nhiều đường. Những thực phẩm có hàm lượng đường cao tuy có thể rất hấp dẫn ban đầu, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nướu của bạn.
Dung dịch, Gel diệt khuẩn tay Lifebuoy

Nếu bạn bị chảy máu chân răng, hãy cải thiện thói quen chăm sóc răng miệng của mình bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng thường xuyên. Những thói quen này sẽ mang lại một nụ cười khỏe đẹp đầy tự tin.
Nếu có thể, bạn nên đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần để được tư vấn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân bệnh lý khác khiến chân răng bị chảy máu và lúc này bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.