Skip to:
Chứng hôi miệng đôi khi khiến nhiều người e ngại và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày, ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội. Hôi miệng có thể liên quan tới các bệnh lý hay các lý do sức khỏe khác. Nếu bạn đã từng băn khoăn miệng hôi vì sao, hãy cùng P/S Việt Nam tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng nhé.
Vì sao miệng bị hôi?
Hôi miệng nguyên nhân từ đâu? Hôi miệng là tình trạng khoang miệng phát ra một mùi hôi khó chịu, thường dễ nhận thấy khi người bị hôi miệng nói chuyện hay hít thở(1). Đa số nguyên nhân dẫn đến hôi miệng bắt nguồn từ khoang miệng.
Một số nguyên nhân bị hôi miệng bao gồm(2):
- Thói quen chăm sóc răng miệng: Một số người có thói quen chải răng chưa đúng cách. Điều này tạo điều kiện cho thức ăn thừa tiếp xúc với axit trong miệng, sản sinh ra vi khuẩn cũng là nguyên nhân hôi miệng.
- Thức ăn: Nhiều loại thức ăn dễ gây mùi như tỏi, cà ri, hành, ớt, gia vị có thể vẫn lưu lại mùi trong khoang miệng và cơ thể sau khi ăn.
- Hôi miệng do vi khuẩn: Thức ăn thừa trong miệng tiếp xúc với vi khuẩn trong khoang miệng sau khi ăn, sản sinh ra hợp chất sulphur dễ bay hơi trong miệng(1) được cho là nguyên nhân bệnh hôi miệng.
- Miệng bị khô: Nước bọt đóng vai trò rửa trôi thức ăn thừa sau khi ăn, giúp làm sạch khoang miệng. Tuy nhiên, ở những người bị khô miệng, nước bọt không đủ để rửa trôi thức ăn thừa. Vì vậy, thức ăn có điều kiện tiếp xúc với axit, tạo ra hợp chất sulphur, là nguyên nhân hơi thở có mùi.
- Hút thuốc: Thuốc lá và các sản phẩm từ thuốc lá khác cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng.
- Bệnh về nướu: Một số bệnh về nướu có thể tạo ra mùi hôi khó chịu trong miệng do vi khuẩn sinh ra từ các mảng bám dưới chân răng, nướu.
- Nguyên nhân y khoa khác (không thuộc miệng): Một số bệnh y khoa như viêm họng, viêm xoang, viêm dạ dày cũng được cho là nguyên nhân hôi miệng(3). Những bệnh này sản sinh ra chất nhầy trong khoang miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển(4). Bên cạnh đó, một số bệnh như tiểu đường, gan, thận cũng có thể đóng góp vào nguyên nhân hôi miệng(5).
P / S giới thiệu
Kem đánh răng P/S Than Hoạt Tính giúp trắng răng lành tính, bảo vệ răng miệng cho cả gia đình
- Cơ chế chải răng thông minh, giúp chải răng đúng và đủ 2 phút
Kem đánh răng P/S Baking Soda & Hương Thảo giúp trắng răng lành tính, bảo vệ răng miệng cho cả gia đình
Mỗi tuýp P/S bạn mua giúp chúng tôi tiếp tục hành trình hơn 25 năm dạy hàng triệu trẻ em đánh răng sáng và tối đúng cách vì một Việt Nam không sâu răng.
P/S Bảo Vệ Nụ Cười Việt Nam.
- slide 1
- slide 2
- slide 3
Ngăn ngừa nguyên nhân gây hôi miệng như thế nào?
Để ngăn ngừa nguyên nhân gây hôi miệng, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, bao gồm chải răng hai lần mỗi ngày, buổi sáng và buổi tối, với kem đánh răng P/S bảo vệ Nha Đam – Mẫu Đơn, hoặc nước súc miệng P/S để giúp hơi thở thơm mát tự nhiên. Bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng mà bàn chải đánh răng khó làm sạch.
Tuy nhiên, kem đánh răng hay nước súc miệng chỉ có tác dụng làm sạch răng và khoang miệng chứ không phải là giải pháp chữa bệnh hiệu quả nếu bạn đang bị hôi miệng. Bạn nên đi khám nha sĩ từ 6 tháng đến 1 năm một lần để được nha sĩ thăm khám và chẩn đoán sức khỏe răng miệng của mình.
Tham khảo thêm bài viết của chúng tôi về cách chữa trị và ngăn ngừa hơi thở nặng mùi và 5 điều lầm tưởng về hơi thở nặng mùi.
Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Nguồn:
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Chứng hôi miệng, một số điều cần biết
2 American Dental Association: Bad bread, 6 causes and 6 solutions
3 National Health Services UK: Bad breath
5 Harvard Health Publishing: Bad breath: What causes it and what to do about it