Skip to:
Liệu bạn có đang bị ê buốt răng?
Răng ê buốt do nhạy cảm có thể khiến bạn phải bỏ lỡ những ly kem ngon, những tách trà thơm hay các “món ngon vật lạ”. Để trị ê buốt răng tại nhà và hạn chế vấn đề này, việc chăm sóc răng rất quan trọng vì chúng ta muốn có hàm răng khỏe càng lâu càng tốt.
Mỗi chiếc răng trong hàm răng có những nhiệm vụ quan trọng riêng: răng cửa có chức năng cắn, cắt nhỏ thức ăn; răng nanh kẹp và xé thức ăn; răng tiền hàm để nghiền và răng hàm làm nhuyễn thức ăn. Tùy theo chức năng, răng bị một số áp lực khác nhau trong suốt vòng đời của chúng. Đôi khi áp lực trở nên quá mức! Biết cách xử lý khi bị ê buốt răng có thể tạo nên sự khác biệt.
Tìm hiểu nguyên nhân khiến răng bị ê buôt, điều gì kích hoạt tình trạng này và làm thế nào để trị ê buốt răng tại nhà mà không phải dùng hóa chất mạnh.
Câu hỏi: Làm thế nào để biết bạn bị răng nhạy cảm?
Cách phổ biến nhất để biết răng bạn đang xuất hiện tình trạng nhạy cảm là những cơn đau nhói và đột ngột khi răng tiếp xúc với một số tác nhân như không khí, thức ăn và đồ uống nóng, lạnh, chua, ngọt. Bạn cũng có thể gặp tình trạng ê buốt răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa làm sạch răng - nhưng để bảo vệ răng, bạn chắc chắn không thể ngưng việc này.
Vậy bạn có thể làm gì để chăm sóc răng và giải quyết những triệu chứng đau đớn này? Nắm được nguyên nhân khiến răng bị ê buốt, điều trị răng với khoa học tiên tiến, bạn sẽ sớm cảm thấy bình thường trở lại.
Câu hỏi: Điều gì khiến răng bị ê buốt?
Phần lớn nhất của răng được tạo thành từ ngà răng - một chất xương cứng kết nối trực tiếp với dây thần kinh của chúng ta. Ngà răng thường được bảo vệ bởi nướu, lớp khoáng chất, và lớp men bảo vệ quanh răng. Nhưng nếu ngà răng bị lộ ra vì bất kỳ lý do gì, và dây thần kinh phải tiếp xúc với tác nhân bên ngoài, đây chính là lúc chúng ta bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu.
Trả lời: Nguyên nhân chính làm lộ ngà răng - và do đó, gây ra tình trạng răng nhạy cảm - gồm:
- Tụt nướu - Tụt nướu có thể xảy ra do đánh răng quá mạnh, vệ sinh răng miệng kém, nghiến răng hoặc do sự thay đổi mức độ hormone, hoặc thậm chí là do di truyền. Dù nguyên nhân là gì, khi nướu bị tụt, ngà răng sẽ bị lộ.
- Mòn men răng - Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể người, nhưng lớp khoáng chất bao phủ men răng của chúng ta vẫn có thể bị yếu dần theo thời gian. Điều quan trọng là chúng ta cần bảo vệ men răng của mình càng lâu càng tốt – nhất là khi rất nhiều thức ăn và đồ uống hiện đại ngày nay chứa nhiều đường hơn bao giờ hết, và cả các chất bổ sung có tính axit (như thực phẩm bổ sung vitamin C). Men giúp bảo vệ răng khỏi các hoạt động thường ngày, như uống sinh tố buổi sáng, uống cà phê, thậm chí cả khi bạn ăn salad lành mạnh với nước sốt giấm.
- Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng lông cứng - Giữ răng sạch là quan trọng, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải chà răng quá mạnh! Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều muốn cảm thấy miệng và răng của mình sạch nhất có thể, nhưng đánh răng quá mạnh cũng có thể gây ra nhiều vấn đề không kém việc đánh răng không đủ mạnh. Dùng một chiếc bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, cẩn thận, kết hợp với chỉ nha khoa, sẽ giữ cho răng của bạn ở trạng thái tốt nhất.
- Các biện pháp tẩy trắng răng - Các phương pháp làm trắng răng chuyên nghiệp rất phổ biến nhưng lại có thể là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt trong thời gian ngắn do sử dụng các hóa chất mạnh. Nếu bạn muốn làm trắng răng, hãy tham khảo kỹ các phương pháp điều trị và sẵn sàng cho việc nâng niu, chăm sóc răng nhẹ nhàng trước, trong và sau khi điều trị để tránh tình trạng răng nhạy cảm nhé.
- Nghiến răng - Nghiến răng là một trong những rắc rối mà nhiều người có thể không biết mình có tật này. Nếu bạn thức dậy với phần hàm nhức mỏi hoặc nướu đau hơn bình thường, hoặc cả hai triệu chứng này kèm theo đau đầu, bạn có thể là người gặp vấn đề nghiến răng khi ngủ. Nghiến răng có thể là phản ứng của cơ thể với căng thẳng, nhưng nếu không được kiểm soát, điều này cũng có thể làm mòn men răng, gây lộ ngà răng. Bác sĩ nha khoa có thể phát hiện được tình trạng nghiến răng của bạn.
Câu hỏi: Bạn cần làm gì để trị ê buốt răng?
Dù nguyên nhân tổn thương men răng của bạn là do thực phẩm, đồ uống hoặc các vấn đề kéo dài như nghiến răng, đánh răng quá mạnh, các loại thuốc có tính axit, nếu không được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng này có thể sẽ kéo dài.
1. Khám răng
Nếu gặp tình trạng răng nhạy cảm, điều quan trọng là bạn nên đi khám răng. Bạn cần những lời khuyên của chuyên gia vì họ có thể đưa ra các biện pháp giúp kiểm soát sự đau đớn hoặc khó chịu về răng cho bạn.
2. Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm
Hãy nhẹ nhàng với răng của bạn. Một chiếc bàn chải đánh răng lông mềm như bàn chải P/S Than Hoạt Tính với lông tơ kháng khuẩn 0.01mm, tác động nhẹ nhàng cùng nước ấm sẽ chăm sóc răng của bạn và không làm trầm trọng tình trạng nhạy cảm. Lông mềm giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả mà không làm hỏng men răng, đồng thời giảm thiểu mài mòn trên đường viền nướu.
P / S giới thiệu
Bạn có biết, chỉ chăm sóc răng là chưa đủ, mà còn cần chăm sóc nướu (lợi)?
Vấn đề về nướu là nguyên nhân gây bệnh răng miệng phổ biến thứ 2 chỉ sau sâu răng. Đặc biệt, giữa nướu và răng luôn có một khe hở tự nhiên dễ tích tụ vi khuẩn và mảng bám và khó làm sạch, lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề: chảy máu nướu răng, sưng viêm, tụt nướu, nha chu và mất răng. Do đó, làm sạch đường viền nướu rất quan trọng để bảo toàn sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng.
P/S Chuyên gia Chăm sóc nướu với công nghệ từ Pháp chứa thành phần Kẽm Zinc và Vitamin E, giúp làm sạch, ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tại đường viền nướu hiệu quả và an toàn; cải thiện và nuôi dưỡng sức khỏe nướu.
Hiệu quả sử dụng:
- Cải thiện sức khỏe nướu sau 7 ngày
- Làm sạch và ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn ở đường viền nướu
Đối tượng sử dụng:
- Người quan tâm đến sức khỏe răng miệng
- Người đang trị liệu răng miệng (niềng răng, làm trắng răng, răng sứ, implant...) khiến nướu dễ bị tổn thương và khó làm sạch
- Người đang có vấn đề về nướu: chảy máu nướu, viêm nướu, hơi thở có mùi dai dẳng và có nguy cơ mắc bệnh về nướu: tuổi trung niên, thai phụ và sau sinh,...
SẢN PHẨM CÙNG THƯƠNG HIỆU
Được khuyến cáo sử dụng cùng các dòng sản phẩm khác cùng thương hiệu P/S bao gồm bàn chải và nước súc miệng P/S để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tag: kem đánh răng, rang, kem danh rang, kem đánh răng ps chuyên gia chăm sóc nướu, các loại kem đánh răng, kem đánh răng chăm sóc nướu
Bạn có biết, chỉ chăm sóc răng là chưa đủ, mà còn cần chăm sóc nướu (lợi)?
Vấn đề về nướu là nguyên nhân gây bệnh răng miệng phổ biến thứ 2 chỉ sau sâu răng. Đặc biệt, giữa nướu và răng luôn có một khe hở tự nhiên dễ tích tụ vi khuẩn và mảng bám và khó làm sạch, lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề: chảy máu nướu răng, sưng viêm, tụt nướu, nha chu và mất răng. Do đó, làm sạch đường viền nướu rất quan trọng để bảo toàn sức khỏe và vẻ đẹp răng miệng.
P/S Chuyên gia Chăm sóc nướu với công nghệ từ Pháp chứa thành phần Kẽm Zinc và Vitamin E, giúp làm sạch, ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tại đường viền nướu hiệu quả và an toàn; cải thiện và nuôi dưỡng sức khỏe nướu.
Hiệu quả sử dụng:
- Cải thiện sức khỏe nướu sau 7 ngày
- Làm sạch và ngăn ngừa mảng bám, vi khuẩn ở đường viền nướu
- Người quan tâm đến sức khỏe răng miệng
- Người đang trị liệu răng miệng (niềng răng, làm trắng răng, răng sứ, implant...) khiến nướu dễ bị tổn thương và khó làm sạch
- Người đang có vấn đề về nướu: chảy máu nướu, viêm nướu, hơi thở có mùi dai dẳng và có nguy cơ mắc bệnh về nướu: tuổi trung niên, thai phụ và sau sinh,…
SẢN PHẨM CÙNG THƯƠNG HIỆU
Được khuyến cáo sử dụng cùng các dòng sản phẩm khác cùng thương hiệu P/S bao gồm bàn chải và nước súc miệng P/S để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tag: kem đánh răng, rang, kem danh rang, kem đánh răng ps chuyên gia chăm sóc nướu, các loại kem đánh răng, kem đánh răng chăm sóc nướu
- slide 1
- slide 2
- slide 3
3. Đánh răng bằng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm sẽ giúp cải thiện nhiều hơn. Kem đánh răng từ Khoáng Sensitive từ P/S cung cấp sự bảo vệ lâu dài chống lại sự nhạy cảm bằng cách khai thác sức mạnh bảo vệ của khoáng chất để khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng của răng, kiểm soát cơn đau tận gốc và giảm tình trạng răng sâu bị ê buốt. Ngoài ra bạn hãy tìm hiểu thêm về những sản phẩm chăm sóc răng miệng thường dùng để đảm bảo sức khỏe răng miệng.