Skip to:
Nước súc miệng có tốt không và nó thực sự có những tác dụng như thế nào? Nhiều người thường xuyên sử dụng nước súc miệng để sát khuẩn họng như thói quen hàng ngày, tuy nhiên vẫn còn nhiều hiểu sai về nó. Chính vì thế, ở bài viết này, P/S sẽ liệt kê những lầm tưởng của người dùng hay gặp về nước súc họng và đưa ra những giải pháp cụ thể tốt nhất dành cho bạn.
Nước súc miệng chữa sâu răng và tẩy trắng răng?
Đó là một trong những lầm tưởng đầu tiên và lớn nhất của hầu hết người tiêu dùng khi dùng nước súc miệng. Vậy tác dụng của nước súc miệng là gì? Nước súc miệng có tác dụng sát khuẩn họng, làm giảm mức độ vi khuẩn trong miệng, vì vậy có thể duy trì và bảo vệ được hàm răng trắng sáng và ngăn ngừa sâu răng(1).
Bên cạnh đó, nước súc miệng cũng có thể giúp làm giảm hoặc kiểm soát mảng bám, cải thiện tình trạng hôi miệng và tránh bị viêm sưng lợi(2).
Nước súc miệng có thể dùng nhiều lần trong ngày?
Nước súc miệng có thể dùng nhiều lần trong ngày, dùng càng nhiều càng tốt? Đó thực sự là một lầm lớn khi sử dụng nước súc miệng. Cách sử dụng nước súc miệng tốt nhất là sử dụng theo đúng chỉ dẫn của sản phẩm.
Bạn nên sử dụng nước súc miệng có chứa flouride bởi chúng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng bởi vì nước súc miệng sẽ làm trôi đi lượng flouride đậm đặc trong kem đánh răng còn sót lại trên răng của bạn(3).
Bạn nên chọn một thời điểm khác để sử dụng nước súc miệng sát khuẩn họng, chẳng hạn như sau khi ăn bữa trưa. Bạn cũng không ăn hoặc uống trong 30 phút sau khi sử dụng nước súc miệng có fluor(3).
Tác dụng của nước súc miệng sẽ được phát huy tốt nhất khi được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của sản phẩm bạn đang sử dụng.
P / S giới thiệu
Nước súc miệng diệt khuẩn bắt buộc phải chứa cồn?
Thành phần nước súc miệng bắt buộc phải chứa cồn? Đó cũng là một trong những khúc mắc lớn nhất mà người dùng thường gặp phải.
Mặc dù nước súc miệng có cồn giúp loại bỏ mảng bám hiệu quả hơn nước súc miệng không cồn{1), các loại sản phẩm nước súc miệng có chứa cồn có thể khiến các vết thương trong khoang miệng lâu lành hơn{2).
Hiểu rõ được những lợi ích của nước súc miệng kháng khuẩn, P/S tạo ra những dòng sản phẩm nước súc miệng sát khuẩn họng đảm bảo các thành phần tốt nhất cho răng miệng. Dưới đây là những dòng nước súc miệng kháng khuẩn của P/S được các chuyên gia đánh giá cao:
- Nước súc miệng P/S Pro Complete: Nước súc miệng P/S Expert Protection Pro Complete được sản xuất không cồn, giúp kháng khuẩn và mảng bám hiệu quả.
- Nước súc miệng P/S Fresh Naturals: Chọn cách bảo vệ răng miệng tối ưu với nước súc miệng P/S Fresh Naturals sử dụng công thức Zinc Mineral không chứa cồn, giúp súc sạch từng kẽ răng và cho hơi thở thơm mát kéo dài.
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn combo bảo vệ răng miệng của P/S bao gồm:
- Kem Đánh Răng P/S Than Hoạt Tính & Nước súc miệng P/S Expert Protection Pro Complete với công thức Zinc Mineral giúp kháng khuẩn 99.9% (*)
- Bàn chải than bạc phủ than hoạt tính và ion kháng khuẩn 99.9%. (**)
Từng sợi lông của bàn chải được bổ sung than hoạt tính và icon kháng khuẩn giúp giảm đến 99.9% sự phát triển của vi khuẩn trong 3 tháng.
Để biết liệu bàn chải đánh răng có sạch như bạn nghĩ, bạn có thể tham khảo thông tin tại đây.
Đây là những thông tin về tác dụng thực sự của nước súc miệng sát trùng mang lại. Hy vọng rằng, những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng nước súc miệng tốt nhất. Bên cạnh đấy, hãy tìm hiểu thêm về những sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả để đảm bảo răng bạn luôn chắc khỏe.
* Trong điều kiện thí nghiệm trên các loại vi khuẩn E.coli, P.aeruginosa, Salmonella, B.Cereus.
** Đề cập đến vi khuẩn trên lông bàn chải theo kết quả thí nghiệm. Lông bàn chải không làm chết vi khuẩn trong miệng.
Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Nguồn:
1 US National Library of Medicine National Institutes of Health
2 ADA: Mouthwash
3 NHS: How to keep your teeth clean
4 British Dental Journal: Are alcohol containing mouthwashes safe?