Skip to:
Bạn đã bao giờ băn khoăn chảy máu răng là bệnh gì và nguyên nhân chảy máu răng? Chân răng bị chảy máu xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Đánh răng sai cách có thể gây nướu răng bị chảy máu. Chảy máu chân răng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng(1). Vì thế, bạn không nên bỏ lơ khi chân răng bị chảy máu mà nên tìm hiểu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là gì.
Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến nướu răng bị chảy máu(1).
Nếu bạn hay một thành viên trong gia đình có chân răng bị chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa, bạn cần có phương cách điều trị ngay. Chảy máu nướu răng thường xuyên tưởng như không nguy hiểm - đặc biệt khi bạn không cảm giác đau đớn - nhưng đây có thể là dấu hiệu của một bệnh về nướu. Nếu bạn không để ý, bệnh về nướu có thể sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, chữa bệnh chảy máu chân răng là hoàn toàn có thể nếu bạn phát hiện sớm. Hãy nhớ quan sát kỹ các triệu chứng và áp dụng một số thói quen chăm sóc răng miệng đơn giản mỗi ngày.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, hãy đi khám nha sĩ. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể áp dụng cách trị chảy máu chân răng tại nhà sau đây.
Các bệnh về nướu có thể đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách. Nếu bạn thường vệ sinh răng miệng một cách nhanh chóng và qua loa, bạn nên điều chỉnh lại. Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, sáng và tối, sử dụng bàn chải với lông mềm hoặc bàn chải do nha sĩ chỉ định.
Bạn có thể sử dụng thử kem đánh răng và bàn chải P/S có thiết kế đặc biệt giúp ngăn ngừa các bệnh về nướu. Kem đánh răng P/S Chuyên Gia Giảm Ê Buốt ngoài công thức khoáng chất HAP giúp giảm ê buốt trong 30 giây còn có chứa hợp chất kẽm và Sodium Monofluorophosphate giúp ngừa nguy cơ ê buốt và phục hồi men răng.
Chế độ ăn uống của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe nướu răng nhiều hơn bạn nghĩ.
Để trả lời cho câu hỏi chảy máu chân răng là thiếu chất gì, bạn có biết việc thiếu vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng(3).
Một chế độ ăn cân bằng với rau, củ quả, thức ăn từ đạm, hạt và sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp những dưỡng chất cơ bản cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe nói chung(4).
Kẽm - một trong những hoạt chất chính trong kem đánh răng, rất quan trọng cho hệ miễn dịch và sự hình thành xương và mô. Vì vậy, hãy tăng cường các thức ăn giàu chất kẽm như đậu và các loại hạt trong chế độ ăn uống của mình(5).
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế thức ăn đồ uống chứa nhiều đường. Những thực phẩm có hàm lượng đường cao tuy có thể rất hấp dẫn ban đầu, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nướu của bạn(3). Bạn có thể tham khảo bài viết về mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và nha chu của chúng tôi để phòng tránh nguy cơ mắc hai bệnh này.
Chắc hẳn ai cũng biết hút thuốc có hại cho phổi, nhưng bạn có biết rằng nó cũng không tốt cho nướu răng?
Bạn có biết hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch(6). Vì vậy, cơ thể có thể gặp khó khăn khi phải chiến đấu chống lại các bệnh viêm nhiễm, bao gồm viêm nướu. Do đó, khi bạn có vấn đề về nướu như nướu bị chảy máu hay nướu bị viêm, bạn có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để chữa trị.
Việc bỏ thuốc lá có thể rất khó khăn, nhưng đó là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình - bao gồm cả sức khỏe của nướu răng. Ngoài ra, nếu bạn bị hôi miệng do hút thuốc, từ bỏ hút thuốc còn là cách chữa chảy máu chân răng và hôi miệng hiệu quả
Nếu bạn thấy răng chảy máu, hãy cải thiện thói quen chăm sóc răng miệng của mình bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa, súc miệng thường xuyên. Những thói quen này sẽ mang lại một nụ cười khỏe đẹp đầy tự tin.
Nếu có thể, bạn nên đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần để được tư vấn cách chăm sóc răng miệng tốt nhất. Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân bệnh lý khác khiến chân răng bị chảy máu và lúc này bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Nguồn:
1 Thư viện Y khoa Hoa Kỳ - Chảy máu răng
2 Phòng khám Mayo - Viêm lợi
3 Tạp chí Nghiên cứu và chẩn đoán lâm sàng - Suy dinh dưỡng và hậu quả qua đường miệng
4 Viện nghiên cứu dinh dưỡng Hoa Kỳ - Dinh dưỡng lành mạnh cho răng khỏe mạnh
5 Thư viện Y khoa tại Hoa Kỳ - Kẽm trong chế độ ăn
6 Trung tâm phòng chống dịch bệnh tại Hoa Kỳ - Hút thuốc, bệnh về lợi và mất răng