Skip to:
Lở miệng là vấn đề phổ biến ở nhiều độ tuổi, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ và thanh thiếu niên(1). Khi bị lở miệng, các vết lở hay còn gọi là nhiệt miệng là các nốt loét tròn, nông có màu trắng, xuất hiện bên trong niêm mạc miệng, lợi, lưỡi hay bên trong thành má. Bệnh nhiệt miệng thường là biểu hiện của bệnh viêm miệng Áp-tơ. Bệnh nhiệt miệng thường gây đau đớn, và có thể gây khó khăn khi ăn uống và nói chuyện(1).
Bệnh nhiệt miệng khác với bệnh lở môi. Trong khi nhiệt miệng xuất hiện bên trong miệng, lở môi xuất hiện dưới dạng các cụm màu đỏ, nổi mụn nước ở bên ngoài miệng, thường là xung quanh môi(2). Bệnh lở môi thường xuất hiện do chấn thương miệng hay do virus có tên là herpes simplex gây ra. Nhiệt miệng không lây nhiễm, nhưng lở môi dễ lây lan(1).
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới lở miệng(1), chẳng hạn:
Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh lở miệng có thể giúp bạn tránh và hạn chế nguy cơ lở miệng trong niêm mạc miệng.
'Lở miệng có thể tự khỏi trong vòng một đến hai tuần(3). Tuy nhiên, cảm giác đau khi bị lở miệng không hề dễ chịu. Bạn có thể tham khảo các mẹo trị lở miệng để vết nhiệt bớt đau và dễ chịu hơn.
Bạn cần tham khảo nha sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc gì để trị lở miệng ở nhà. Trên thực tế, vết lở miệng cần thời gian để lành, do vậy, không có cách hết lở miệng nhanh.
Khó có thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra nhiệt miệng, nên việc tìm cách chữa lở miệng tận gốc là rất khó.
Như đã đề cập, bệnh lở miệng ở người lớn cần thời gian để lành lại. Thay vì tìm cách chữa lở miệng nhanh, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên súc miệng nước muối giúp sát khuẩn. Đây có thể coi là một trong các hoạt động quan trọng trong trị lở miệng. Ngoài ra, bạn có thể tránh các bệnh về răng miệng bằng cách sử dụng các sản phẩm vệ sinh răng miệng có khả năng kháng khuẩn.
'Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa bệnh lở miệng nếu bạn không biết nguyên nhân thường xuyên gây ra nhiệt miệng(1). Nếu bạn biết nguyên nhân bị lở miệng thường xuyên là gì, bạn có thể ngăn ngừa nhiệt miệng bằng cách tránh các tác động gây ra chúng.
Ví dụ, nếu trước đây bạn từng bị lở miệng do đánh răng gây tổn thương niêm mạc miệng, bạn có thể sử dụng bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương niêm mạc miệng về sau. Bàn chải P/S siêu mềm là một lựa chọn hữu ích trong trường hợp này.
Một vài cách khác để ngăn ngừa bệnh lở miệng ở người lớn như hạn chế rượu bia, hút thuốc và căng thẳng trong cuộc sống(1).
Nếu như lở miệng kéo dài hơn 3 tuần hoặc bạn nhận thấy mình thường xuyên bị lở miệng, bạn nên đi khám nha sĩ để được kiểm tra và nhận ý kiến chuyên gia về cách chữa lở miệng.
Những lời tư vấn trong bài viết này chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin, không thể thay thế lời khuyên từ nha sỹ. chúng tôi khuyến cáo bạn đọc gặp nha sĩ để có lời khuyên từ chuyên gia nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng.
Nguồn:
1 Bệnh viện Michigan Medicine – Lở miệng
2 Dịch vu y tế quốc gia (NHS) của Vương quốc Anh: Lở môi